Tài thu phục nhân tâm của Frank Lampard
Ông Đoàn Khắc Hoàng, Giám đốc Eximbank TP.HCM, đồng thời là Trưởng BTC Giải bóng đá Cup Eximbank TP.HCM lần 2 chia sẻ: "Từ trước đến nay, chúng tôi chỉ tham gia các giải đấu thuộc hệ thống của Ngân hàng Eximbank, tuy nhiên đây là lần đầu tiên Eximbank TP.HCM đứng ra tổ chức một giải đấu và mời các đội bóng là các đối tác, khách hàng… về tham dự. Về phần mình, Eximbank TP.HCM cũng đã tổ chức đội bóng một cách bài bản và tập luyện thường xuyên để có thể hướng tới mục tiêu đạt thành tích cao ở giải đấu sắp tới".Nhận định bóng đá, Man City vs Norwich (21 giờ ngày 21.8): ‘The Citizens’ buộc phải thắng
Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ điểm cầu Trung ương ở Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội; kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu, với 978.532 đại biểu tham dự. Trong khuôn khổ sự kiện, Tập đoàn FPT giới thiệu 1 số hệ thống phục vụ chuyển đổi số quốc gia tại triển lãm Đổi mới sáng tạo về Khoa học Dữ liệu phục vụ Chuyển đổi số quốc gia.Nghị quyết 57-NQ/TW được Bộ Chính trị ban hành ngày 22.12.2024, nhấn mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho biết: Nghị quyết 57 là nghị quyết trụ cột cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước. Những ưu tiên mà FPT muốn phụng sự đất nước là đóng góp vào những lĩnh vực quan trọng nhất. Là tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, FPT sẽ tích cực thực hiện Nghị quyết này bằng các cam kết:Thứ nhất là: Khai thác dữ liệu, - Khai thác hiệu quả dữ liệu của Chính phủ để phục vụ người dân và doanh nghiệp, cụ thể là các mảng: Y tế, Giáo dục, Lao động, Thuế, Ngân hàng và bảo mật.Thứ hai là: Chia sẻ dữ liệu - Đóng góp, chia sẻ dữ liệu của mình cho Trung tâm dữ liệu quốc gia.Thứ ba là: Đào tạo nguồn lực số: Đẩy mạnh hoạt động giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ phục vụ chuyển đổi số ở các cấp: phổ thông, đào tạo nghề, đại học, sau đại học; Đào tạo 10.000 kỹ sư bán dẫn.Thứ tư là: Ngoại giao công nghệ - Đồng hành cùng Chính phủ thúc đẩy ngoại giao công nghệ: thu hút đầu tư bán dẫn vào Việt Nam, liên kết xuyên biên giới, đa quốc gia; Đưa lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, dịch vụ chuyển đổi số của Việt Nam ra thế giới; xây dựng thương hiệu Công nghệ Việt Nam.Thứ năm là: Liên doanh với các doanh nghiệp lớn trong khu vực và thế giới để xây dựng các trung tâm dữ liệu (Data Center) quy mô lớn, trên 50MW, tại Việt Nam.Thứ sáu là: Chuyển đổi số toàn quốc - Triển khai chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia cho các bộ, ngành, địa phương.Thứ bảy là: Thành phố thông minh chuẩn quốc tế - Triển khai 3 thành phố thông minh đạt các tiêu chuẩn quốc tế.Thứ tám là: Nghiên cứu phát triển Công nghệ lõi - Đầu tư mạnh vào nghiên cứu, phát triển, mua bán và sáp nhập (M&A) quốc tế các công nghệ lõi nhằm làm chủ các công nghệ: AI, IOT, Big data, an ninh mạng, điện toán đám mây, chuỗi khối, bán dẫn, công nghệ lượng tử,…"Trong mấy chục năm qua, Việt Nam đã đi ra thế giới về phần mềm, chúng ta cần thế giới. Từ nay, vài thập kỷ tới, thế giới sẽ cần Việt Nam vì chúng ta có thể vươn lên số một ở lĩnh vực AI, bán dẫn - những công nghệ lõi, mọi quốc gia đề cần, đó là tương lai của Việt Nam", ông Trương Gia Bình khẳng định.Thứ nhất là hệ thống Tap & Go vé tàu bằng căn cước công dân (CCCD). Đây là mô hình trưng bày mô phỏng hệ thống FPT triển khai cho tuyến Metro Bến Thành, TP HCM. Lần đầu tiên, người dân có thể dùng CCCD đã đăng ký trên ứng dụng (app) để quét trực tiếp trên hệ thống soát vé ra vào mà không cần phải xếp hàng hay mua vé cứng. Ngoài ra, hệ thống có các hình thức soát vé khác như quét mã QR trên app, quét trực tiếp bằng thẻ ngân hàng, thẻ VISA, các ví điện tử. Thành tựu này có được là nhờ đề án D06, các công nghệ về thanh toán không tiếp xúc, không tiền mặt tối ưu nhất trên thế giới. Người trên 60 tuổi, người có công cách mạng, các đối tượng ưu đãi đặc biệt có thể sử dụng thuận tiện vì dữ liệu đã ghi nhận.Thứ hai, Tập đoàn FPT giới thiệu hệ thống Dữ liệu lớn liên quan đến lịch sử đơn hàng ở FPT Long Châu và những phân tích thông minh với sự "góp sức" của AI. Hệ thống sẽ giúp "Nhà nước lo, Dân khỏe!".Từ ngày 1.1.2025, công dân Việt Nam có thể mua thuốc trực tuyến trên VneID và ngược lại, có thể dùng VneID đăng nhập mua thuốc trên ứng dụng (app) Long Châu. Với việc liên thông dữ liệu thông tin người dân mua thuốc, FPT giúp cơ quan quản lý tra cứu thông tin về top 3 bệnh phổ biến và các dược chất liên quan theo từng địa phương, tỉnh thành. Từ đó, cơ quan quản lý có thể hoạch định kế hoạch dự phòng, phân bổ nguồn lực y tế liên quan, đặc biệt trong các tình huống thiên tai, địch họa... Cũng nhờ phân tích dữ liệu lớn, hệ thống chỉ ra cảnh báo nguy cơ dịch bệnh theo từng địa phương khi có xu hướng tăng đột biến nhóm bệnh trong thời gian ngắn.Để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, tập đoàn đầu tư, nghiên cứu, phát triển hệ sinh thái Made by FPT hơn 200 sản phẩm, dịch vụ, giải pháp giúp mọi tổ chức ở mọi quy mô, mọi lĩnh vực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí. FPT cũng triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm góp phần thay đổi nhận thức về chuyển đổi số của hàng chục nghìn nhà lãnh đạo, cán bộ chủ chốt, thanh niên tại các tổ chức, tỉnh thành, truyền cảm hứng về một quốc gia hùng cường dựa trên những đổi mới sáng tạo của công nghệ. Hơn 30 tỉnh, thành phố và nhiều bộ ngành đã hợp tác với FPT. Thời gian tới, FPT sẽ tích cực triển khai Nghị quyết số 57/NQ-TW.***Thông tin báo chí chi tiết xin liên hệ
Cà Mau: Đề nghị khóa tài khoản đăng tin 'vợ giết chồng, lấy thịt hầm khổ qua'
Theo báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Q.10 lần thứ 12, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ Q.10 tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả chương trình thương mại - dịch vụ trên địa bàn, duy trì tốc độ tăng trưởng thương mại - dịch vụ trung bình 18%/năm.Tổng thu ngân sách nhà nước của Q.10 giai đoạn 2020 - 2024 đạt 11.775 tỉ đồng (đạt 103,8% kế hoạch), đồng thời, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hằng năm của quận đạt trên 95% (trừ năm 2021 do ảnh hưởng Covid-19, đạt 79,06%).Đảng bộ Q.10 cũng tập trung chỉ đạo hệ thống chính trị đẩy mạnh cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang đô thị gắn với xây dựng đô thị thông minh. Công tác quản lý trật tự lòng, lề đường gắn với thu phí sử dụng tạm thời được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Đáng chú ý là tỷ lệ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn giảm 74,89% so với nhiệm kỳ 2015 - 2020.Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Q.10 chưa đảm bảo nguồn lực, khiến một số dự án đầu tư công chậm tiến độ.Đối với dự án xây dựng lô G và di dời lô F chung cư Ngô Gia Tự, P.2, quận quan tâm chỉ đạo quyết liệt và kiến nghị thành phố bố trí vốn nhiều lần, tuy nhiên tiến độ vẫn chậm so với yêu cầu. Do đó, trong giai đoạn mới, Q.10 cũng đặt chỉ tiêu hoàn thành công tác bồi thường hỗ trợ, di dời, bố trí tái định cư, tạm cư cho các hộ dân cư ngụ tại 17 lô của chung cư này.Ngoài ra, Q.10 còn đặt chỉ tiêu hoàn thành và đưa vào sử dụng Trường THCS (419 Lê Hồng Phong, P.2) và Trường mầm non 19/5 (52 Thành Thái, P.12); hoàn tất thủ tục đầu tư, triển khai dự án đường Tam Đảo (đoạn từ Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, P.14); sửa chữa, nâng cấp ít nhất 80 tuyến hẻm; hoàn thành và đưa vào sử dụng công viên ở P.14 (tại cụm kho hẻm số 7 Thành Thái).Cùng loạt chỉ tiêu khác, Q.10 phấn đấu đến năm 2030 trở thành một trong địa phương trọng điểm về thương mại, dịch vụ của TP.HCM.Góp ý cho văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Q.10 lần thứ 13, nhiệm kỳ 2025 - 2030, bà Nguyễn Thị Thu Trâm, Bí thư Chi bộ Khu phố 12A, P.14, kiến nghị địa phương cần đẩy mạnh truyền thông về việc phân loại rác tại nguồn cho người dân lẫn các đơn vị thu gom rác, đồng thời, tăng cường tuyên truyền cho người dân, trường học về công tác phòng ngừa cháy nổ.Ông Lê Văn Minh, Bí thư Quận ủy Q.10 đề nghị Ban Tuyên giáo Quận ủy chủ trì, phối hợp các đơn vị tập trung tuyên truyền, giới thiệu về nội dung dự thảo văn kiện và ban hành kế hoạch tổ chức cho người dân tham gia thảo luận, góp ý. Ông Minh yêu cầu việc tổng hợp ý kiến của người dân phải đầy đủ, chính xác.
Kết quả kinh doanh năm 2024 của MSB ghi nhận sự tăng trưởng ổn định, như định hướng đưa ra từ đầu năm dựa trên phân tích bối cảnh chung của nền kinh tế. Tổng thu nhập hoạt động (TOI) hợp nhất đạt 14.218 tỷ đồng, tăng gần 16% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng hơn 11,5% so với năm trước, đạt trên 10.200 tỷ đồng. Kết quả này được dẫn dắt bởi tăng trưởng tín dụng vượt trội so với trung bình ngành ngân hàng. Cụ thể, dư nợ tín dụng ngân hàng hợp nhất đạt hơn 178.280 tỷ đồng; tăng trưởng tín dụng của riêng ngân hàng mẹ là 18,25%, cao hơn mức trung bình 15,08% toàn ngành, với sự đóng góp lớn từ các phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Cùng với đó, thu nhập ngoài lãi chiếm gần 28% TOI, cao hơn mức 25% của năm trước, giữ vững tỷ lệ cấu phần trong tổng thu nhập hoạt động, đảm bảo tính cân bằng và đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh của ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng cũng là động lực thúc đẩy chính trong tăng trưởng tổng tài sản MSB khi chỉ số này ghi nhận giá trị gần 320.200 tỷ đồng tại 31/12/2024, tăng xấp xỉ 20% so với cuối năm 2023. Bên cạnh đó, tiền gửi khách hàng của MSB cũng tăng trưởng phù hợp và đảm bảo hiệu quả nguồn vốn với mức giải ngân tín dụng. Tiền gửi của khách hàng cán mốc 154.600 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ CASA đạt 26,42%, tăng khoảng 2% so với thời điểm kết thúc quý 3. Kết quả này phản ánh MSB đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong việc đa dạng hóa cách thức huy động vốn, đồng thời cho thấy sự hấp dẫn và phù hợp nhu cầu của sản phẩm dịch vụ, tính hiệu quả của công tác tiếp thị trên kênh truyền thống và kênh số. Tỷ lệ đóng góp CASA tương đối đồng đều giữa các phân khúc cá nhân, SME và doanh nghiệp lớn trong tổng tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng. Trong đó, phân khúc chiến lược đóng góp khoảng 27.000 tỷ CASA.Kết quả chung, MSB đạt hơn 6.903 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế lũy kế, tăng hơn 18% so với năm 2023, vượt kế hoạch đề ra ở mức 6.800 tỷ đồng đã được Đại hội Đồng cổ đông thông qua hồi tháng 4. Về chỉ số an toàn hoạt động, vị thế vốn của Ngân hàng vẫn được duy trì mạnh mẽ, với tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) là 72,24% tại 31/12/2024, tuân thủ mức trần 80% theo quy định của NHNN. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (MTLT) ở mức 28,27%, thấp hơn mức 29,38% hồi cuối quý 3. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II của Ngân hàng ở mức 12,25%, mức khá cao so với yêu cầu tối thiểu 8% theo Basel II, đảm bảo bộ đệm vốn được duy trì tốt. Nhờ các biện pháp quản trị rủi ro chặt chẽ, tỉ lệ nợ xấu của MSB đã giảm mạnh, chỉ ở mức 1,83% (số riêng lẻ). Ngân hàng cũng kiên định với khẩu vị rủi ro chặt chẽ khi ưu tiên cấp tín dụng cho các khoản vay có tài sản bảo đảm. Những năm gần đây, dư nợ cho vay tại ngân hàng thường tập trung vào các lĩnh vực có mức độ biến động thấp hơn như xuất nhập khẩu, sản xuất, thương mại…Kết quả kinh doanh 2024 của MSB đã thể hiện khả năng thích nghi, nắm bắt tình hình và dự báo sát diễn biến thị trường, cùng năng lực triển khai đúng kế hoạch đề ra. Từ thực tế, MSB đưa ra định hướng không chỉ đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu, mà sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc kiểm soát chi phí hoạt động, thông qua số hóa các khâu vận hành, đẩy nhanh phát triển hành trình khách hàng số cùng ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong phê duyệt tín dụng, đánh giá mức độ rủi ro và chăm sóc khách hàng trên đa kênh, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng đáp ứng vượt kì vọng của người dùng bằng nền tảng công nghệ. Đại diện MSB cho biết: "Chúng tôi tin tưởng rằng, kết quả khả quan trong một năm 2024 tương đối thách thức một lần nữa khẳng định sức mạnh nội tại và tính ổn định của Ngân hàng, đồng thời tạo bước đệm vững chắc cho tăng trưởng hiệu quả trong những năm tới. MSB ưu tiên tăng trưởng bền vững, dựa trên chiến lược số hóa, xanh hóa, phát triển và tối ưu sản phẩm trên đa kênh phù hợp với các xu thế mới của thị trường, khai thác hệ sinh thái và luôn hướng về mục tiêu tối ưu giá trị cho khách hàng và các bên liên quan, đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược quốc gia, đảm bảo ổn định kinh tế."
Chiến sự Ukraine ngày 735: Nga tiến thêm từ Avdiivka, đồng minh ông Putin cảnh báo Pháp
Ngày 2.3, Công an Hà Nội tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai một số nội dung, nhiệm vụ công tác trọng tâm sau khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Theo Công an Hà Nội, từ này 1.3, cơ quan này đã giải thể 30 công an cấp huyện, hợp nhất Phòng Cảnh sát bảo vệ và Trung đoàn CSCĐ thành Phòng CSCĐ. Đồng thời, Công an Hà Nội đã bố trí 30 cơ sở đặt tại các quận, huyện, thị xã để thực hiện nhiệm vụ và phân công 1 phó trưởng Phòng Tham mưu trực tiếp phụ trách cơ sở.Tại hội nghị, lãnh đạo các phòng chức năng đã phổ biến, quán triệt, triển khai một số quy trình, quy chế làm việc trên các lĩnh vực tham mưu, tổng hợp; tổ chức cán bộ; tố tụng hình sự, phòng chống tội phạm; quản lý hành chính về trật tự xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp… Đồng thời giải đáp những khó khăn, vướng mắc được đại diện công an các xã, phường, thị trấn đặt ra.Công an Hà Nội cho hay, khi không còn cấp huyện đòi hỏi công an cấp xã phải nâng cao trách nhiệm và chủ động nắm tình hình, giải quyết kịp thời các vấn đề an ninh, trật tự ngay từ cơ sở. Chỉ đạo tại hội nghị, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc phụ trách điều hành Công an Hà Nội, yêu cầu các đơn vị khẩn trương bắt tay ngay vào công việc; tổ chức họp, bàn, phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng cán bộ chiến sĩ; tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các đơn vị, đưa công việc đi vào "nề nếp"... Đối với các phòng nghiệp vụ, thiếu tướng Tùng đề nghị cần tập trung hướng dẫn công an cấp xã thực hiện theo phân cấp, không để xảy ra bỏ trống địa bàn, lĩnh vực, bỏ sót, lọt vụ việc, đối tượng.Về nhiệm vụ mới tiếp nhận từ các sở, ngành, người điều hành Công an Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho cán bộ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên ngành để việc tiếp nhận được thực hiện trơn tru, phục vụ tốt cho người dân; đề xuất trang bị kịp thời các thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác, đảm bảo đi vào vận hành nhanh nhất…Liên quan đến công tác tố tụng hình sự, đấu tranh với tội phạm, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm công tác tiếp nhận tố giác tội phạm; thực hiện nghiêm các quy định về giam giữ, thi hành án...; không để khoảng trống pháp lý khi không triển khai mô hình cơ quan điều tra công an cấp huyện.